Khi bắt đầu mới kinh doanh hàng Nhật, bạn sẽ phải cân nhắc lựa chọn một đường vận chuyển phù hợp.
Nhập hàng Nhật thường có hai đường vận chuyển chính là Đường Biển và Đường Bay.
Vậy hai hình thức vận chuyển này có ưu nhược điểm gì, và bạn nên lựa chọn đường nào?
Hãy cùng Sumoexpress tìm hiểm trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ưu điểm của nhập hàng đường biển và đường bay
1.1. Ưu điểm nhập hàng Nhật đường bay
Đường bay đơn giản chính là sử dụng hình thức vận chuyển hàng hóa bằng máy bay.
Đây là hình thức vận chuyển nhanh chóng và tiện lợi với những ưu điểm sau:
– Tốc độ nhanh: Đường bay có tốc độ vận chuyển nhanh, hàng hóa có thể đến đích một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu giao hàng đặc biệt hoặc thời hạn cụ thể.
– Độ linh hoạt cao: Hệ thống hàng không có nhiều lịch trình và lựa chọn về chuyến bay, giúp tăng tính linh hoạt trong việc lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa. Việc này sẽ giúp cho việc nhập hàng Nhật của bạn nhanh chóng và tối ưu thời gian trả hàng cho khách.
– An toàn: Hàng hóa được vận chuyển qua đường bay thường được bảo vệ chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, điều kiện môi trường như nhiệt độ và áp suất cũng được kiểm soát chặt chẽ, giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn.
– Quản lý dễ dàng: Các hãng hàng không thường có hệ thống theo dõi và quản lý các chuyến bay, giúp bạn kiểm tra và nắm được hành trình của đơn hàng thuận tiện hơn.
1.2. Ưu điểm nhập hàng Nhật đường biển
Đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu thông qua đường thủy.
Có nhiều ưu điểm khi chọn đường biển để vận chuyển hàng hóa từ Nhật về Việt Nam:
– Chi phí thấp: Vận chuyển qua đường biển thường có chi phí thấp hơn so với đường bay. Đặc biệt là đối với các lô hàng lớn và có thời gian không quá cấp bách. Điều này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhập hàng Nhật có số lượng hàng hóa lớn.
– Chịu được hàng hóa lớn và nặng: Tàu biển có khả năng chịu tải trọng lớn, cho phép vận chuyển hàng hóa có kích thước cồng kềnh và trọng lượng nặng mà không gặp phải các hạn chế về không gian như đường hàng không.
– Bảo vệ môi trường: Vận chuyển hàng hóa qua đường biển thường tạo ra ít khí thải hơn so với vận chuyển qua đường hàng không, giúp giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường.
2. Nên chọn nhập hàng Nhật bằng đường biển hay đường bay?
Để lựa chọn chính xác đường vận chuyển phù hợp, khách hàng nên xem xét và cân nhắc các yếu tố sau đây
2.1. Tốc độ
Đường bay thường nhanh hơn đường biển, giúp hàng hóa đến nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Điều này sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn hoặc khi bạn cần nhận hàng sớm để giao kịp cho khách.
2.2. Chi phí
Vận chuyển bằng đường biển thường rẻ hơn so với đường bay.
Tuy nhiên mức chênh lệch không quá cao nên hãy cân nhắc phù hợp vào tình hình tài chính cá nhân nhé.
2.3. Độ an toàn
Đường bay thường ít gặp sự cố hơn so với đường biển, giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Đặc biệt đối với các mặt hàng nhạy cảm với thời tiết hoặc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt.
2.4. Trọng lượng và kích thước
Đường bay thường có hạn chế về trọng lượng và kích thước của hàng hóa.
Điều này có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển các mặt hàng lớn và nặng.
Chính vì thế nếu bạn muốn mua những mặt hàng cồng kềnh và có khối lượng lớn thì đường biển sẽ phù hợp hơn.
Tóm lại, việc chọn giữa đường bay và đường biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ, chi phí, an toàn, và tính khả dụng của hàng hóa.
Đối với các mặt hàng cần giao hàng nhanh chóng và nhẹ nhàng, đường bay sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Còn đối với các mặt hàng lớn và nặng, hoặc không cần giao hàng ngay lập tức. Thì các bạn có thể cân nhắc dùng đường biển.
Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn hiểu về hai hình thức vận chuyển hàng Nhật là đường biển và đường bay.
Nếu các bạn đang có nhu cầu muốn tìm mua hoặc kinh doanh mặt hàng Nhật uy tín và an toàn.
Hãy liên hệ với Sumoexpress để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Xem thêm: Hàng Nhật bãi là gì? Nơi bán hàng Nhật bãi uy tín?